Cây Mắc Mật Giống

By | Tháng Mười 6, 2020

Cây mắc mật giống

Cây mắc mật giống

Tên phổ thông: Mắc Mật, Móc Mật, Mác Mật, Cây mắc khén, Hồng Bì Núi, Củ Khỉ, Dương Tùng…
Tên khoa học: Clausena Indica
Họ thực vật: Cửu Lý Hương
Nguồn gốc xuất xứ:
Phân bổ ở Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình…và nhiều tỉnh thành ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Ngoài việc được sử dụng làm gia vị tuyệt vời cho các món ăn như: Ngan vịt quay, gà quay, thịt lợn quay, thịt lợn kho, thịt bò, khau nhục… có mùi thơm ngon đặc biệt thì cây mắc mật còn có nhiều công dụng chữa bệnh như: lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, giảm đau nhức… hiệu quả. Ngoài ra lá cây còn có tác dụng làm nước tắm cho trẻ bị còi xương…

Hình ảnh cây mắc mật:

Cây mắc mật
Hình ảnh cây mắc mật

Cây mác mật là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 3m – 7m, thường mọc trên núi đá vôi. Cây ra hoa tháng 3 đến tháng 6, đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9. Quả và lá non dùng làm gia vị, lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu thơm. Cây móc mật ít bị sâu bệnh, nếu trồng bằng hạt đến năm thứ 5 hay thứ 6 thì bắt đầu bói quả, nếu trồng từ cây ghép đến năm thứ 2-3 sẽ bắt đầu cho quả.

Xem thêm: Cây giống hoa

Giống cây thìa canh lá to

Quả mắc mật có thể ăn tươi, có thể rửa sạch quả cho vào lọ và ngâm với muối, ớt hoặc ngâm rượu, hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn. Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C.

Quả mắc mật
Quả mắc mật

Thân, tán, lá:  Ra 2 đợt lộc trong năm là lộc xuân và lộc hè thu. Cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn, vỏ thân màu xám đen, có những nốt sần. Cây đạt chiều cao và hình dạng bộ khung tán ổn định có hình mâm xôi hoặc hình bát úp vào giai đoạn từ 16- 20 năm tuổi sau trồng. Vỏ thân, cành, lá, hoa, quả có tinh dầu thơm.  Lá kép lông chim, mọc so le, mặt trên bóng, mặt dưới có lông.

Hoa, Quả, Hạt: Chùy hoa ở ngọn, nụ tròn, hoa màu hồng nhạt. Quả mọng hình trứng đường kính 9-13mm. Quả còn non có màu xanh đậm, hình cầu, trên vỏ có túi tinh dầu khi chín vỏ quả màu vàng nhạt, nhẵn bóng, trong. Hạt 1-2 mm, màu xanh nhạt

Tác dụng của cây mắc mật đối với sức khỏe

  • Lá mắc mật có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, có thể sản xuất thành sản phẩm chức năng.
  • Tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu để làm thuốc chữa một số bệnh về gan, mật..
  • Lá và rễ cây mắc mật được dùng làm nguyên liệu trong đông y.
Tác dụng của cây mắc mật
Tác dụng của cây mắc mật

Sản phẩm chức năng có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan từ lá mắc mật và nghiên cứu nguyên liệu làm thuốc từ tinh dầu quả cây mắc mật Cao Bằng” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng phối hợp với Viện Dược liệu (Bộ Y tế) thực hiện đã được nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Trước đó, từ năm 2006-2007, hai đơn vị đã thực hiện đề tài về nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, giảm đau của một số cao chiết từ lá và quả mác mật thu hái tại huyện Hòa An. Kết quả bước đầu cho thấy tinh dầu lá và tinh dầu quả mác mật có tác dụng giảm đau tốt, cao chiết quả có tác dụng lợi mật, cao chiết lá và tinh dầu quả có tác dụng ức chế men gan.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: trung bình

Cây Mắc Mật là cây ưa ánh sáng, chịu hạn tốt, lúc nhỏ cần che bóng nhẹ.

Cây thích hợp nơi có điều kiện khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm từ 20-50độC, lượng mưa bình quân 1.000-1.900mm/năm.

Phân bố địa lý

Trên thế giới loại cây này được thấy nhiều ở các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

Tại Việt Nam cây chủ yếu phân bố ở vùng núi đông bắc bộ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh…

Hình ảnh giống cây mắc mật đang bán tại vườn

Cây mắc mật giống
Cây mắc mật giống
Giống cây móc mật
Giống cây móc mật
Cây giống mác mật
Cây móc mật giống

Cách nhân giống cây móc mật

Giống từ hạt: Chọn những hạt giống khỏe, không sâu bệnh, phơi nhẹ hạt giống dưới bóng râm 2 – 3 ngày. Sau đó ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong vòng 6 giờ. Tiếp hành gieo vào bầu đất nylon có kích thước 15 x 30cm (bầu được đặt nơi vườn ươm có che bóng hoặc nơi râm mát). Hàng ngày, tưới đẫm nước lúc sáng hoặc chiều. Khi cây con từ 3 – 4 cặp lá có thể bón thúc phân chuồng hoại với phân lân rắc trên mặt bầu. Sau 12 tháng có thể đem trồng.

Giống cây ghép: Sau khi chăm sóc cây từ hạt trong vườn ươm 16 – 18 tháng, gốc cây ghép có đường kính 1 – 1,5cm có thể tiến hành ghép. Gốc ghép được cắt ngọn cách mặt đất 20 – 30cm. Dùng dao chẻ đôi từ vị trí cắt ngọn sâu vào gỗ khoảng 1cm. Cành ghép là cành chọn từ cây mẹ sai quả, là cành bánh tẻ thường có đường kính 1 – 1,5cm sức sinh trưởng tốt, cành ghép dài 10cm có 4 – 5 chồi ngủ, đầu phía gốc cành được vạt hai bên thành hình nêm cắm vào gốc ghép, dùng dây nylon quấn chặt. Sau khi ghép từ 15 – 20 ngày không được tưới nước quá ẩm, căng nylon trắng để tránh nước mưa. Sau khoảng 6 – 8 tháng có thể đem ra trồng ngoài vườn.

Cách trồng cây móc mật

Dùng cuốc đào hố sâu khoảng 30cm rộng khoảng 30cm, bón lót bằng 0,5kg phân chuồng hoai mục + 0,1kg phân NPK hoặc Lân, sau đó dùng đất tơi xốp lấp đầy hố, sau đó dùng cuốc đào 1 lỗ giữa hố vừa lấp với chiều sâu hơn chiều cao của bầu cây trồng 2 – 3cm. Sau đó, dùng dao rạch bầu nylon từ trên xuống, đặt cây nhẹ xuống hố cuốc, lấp đất và ấn nhẹ xung quanh gốc cây. Tiếp theo cắm cọc cố định và buộc cây vào cọc chống gió lay gốc. Khi trồng vào mùa mưa tránh gốc cây bị ngâm nước. Sau khi trồng xong tưới nước giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật trồng trong chậu để làm gia vị hoặc làm cây cảnh…

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây mắc mật làm gia vị hoặc làm cảnh bonsai…  Lưu ý: Dưới đáy chậu, khay phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng làm cây thối rễ vàng lá và chết.

Chậu trồng cây mắc mật tại nhà nên chọn chậu có kích thước đường kính miệng chậu từ 35 – 40cm, cao từ 30 – 50cm, chậu càng to thì cây phát triển càng nhanh, để cây có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh.

Đất trồng

Cây mắc mật có thể phát triển trên nhiều nền đất khác nhau như đất đỏ bazan, đất thịt pha cát, đất thoát nước tốt, đất nương rẫy, đất đồi thấp, phù sa ven suối và phù hợp với mọi địa hình.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chăm sóc

Mắc mật là cây chịu hạn tốt, tuy nhiên mùa khô cũng cần tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bón phân: Nếu khi trồng mà không bón lót thì sau khi trồng 1 – 2 tháng cây đã bén rễ cần tưới phân NPK (pha thật loãng 1 – 2%) 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng để cây mau phục hồi. Thời gian 1 – 2 năm đầu, hàng năm bón cho mỗi cây 0,2kg phân NPK 16-16-8, một năm bón 2 lần. Những năm sau đó tăng thêm 0,1kg/cây. Khi cây ra hoa, có quả bón 1 – 2kg NPK/cây, bón cách gốc 1 – 1,5m, bón bổ sung 0,2 – 0,3 kg vôi/ cây.

Thường xuyên làm sạch cỏ từ gốc đến khoảng hơn 1m xung quanh cây để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Một năm làm cỏ hai lần.

Hai năm đầu cắt ngọn cây 1 – 2 lần cho cành khung khỏe, bộ tán gọn. Cắt bỏ cành nhỏ, cành vượt trong tán cây.

Địa chỉ mua bán giống cây mắc mật tại Hà Nội và Tphcm

Giống cây móc mật bán ở đâu, mua cây mắc mật ở đâu Hà Nội?

277 Phú Diễn – Bắc Từ Liêm – Hà Nội     Hotline 0978881118

Giá cây giống mắc mật:

Cây giống cao khoảng 30cm giá bán 20k/cay

Tham khảo thêm: cây mắc mật wiki

https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%AFc_m%E1%BA%ADt

Cây tường vi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.