Giống Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ

By | Tháng Bảy 26, 2020

Giống cây lộc vừng hoa đỏ tại vườn:

Giống cây lộc vừng

Cây lộc vừng thuộc nhóm cây “bờ nước” vì có bộ rễ bán thủy sinh (họ hàng với cây gáo phổ biến ở miền hạ lưu châu thổ), phát triển tốt ở nơi nước, lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường “gắn” lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ cho bộ rễ bám đá rất chắc chắn, lá thu nhỏ lại và dầy dặn cứng cáp, hoa buông thõng như mưa sao băng rất thu hút.

Lộc Vừng là một trong những loài cây phong thủy rất quen thuộc; chúng nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Khi nhắc đến cây lộc vừng, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến sự sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng. Ngay cả trong cái tên chúng đã ẩn chứa sự đoàn viên và xum tụ: Lộc nghĩa tài Tài Lộc; VỪNG nghĩa là nhỏ nhưng nhiều (nhiều lộc).

Hình ảnh cây lộc vừng

Cây hoa lộc vừng

Ý nghĩa cây lộc vừng

Lộc vừng là loài cây được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, cây lộc vừng mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ. Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. … Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình

Phân tích theo tên của cây thì Lộc ứng với tài lộc, Vừng ngụ ý tuy nhỏ nhưng có rất nhiều. Cộng với hoa của cây thường có màu đỏ sặc sỡ rất đẹp là biểu tượng cho sự thịnh vượng, phát tài phát lộc giống như hạt vừng, tuy nhỏ nhưng đẹp và rất nhiều. Thêm nữa là nó thường đem lại sự bình yên và phát triển về khía cạnh kinh tế cho gia chủ. Chính vì thế hiện nay, Lộc Vừng là loại cây đang rất HOT và rất được người tiêu dùng yêu thích.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: Trung bình

Phù hợp với: Đất phèn ngập nước. Cây ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt cây nở hoa tùy ý. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, nên đặt cây ở nơi thoáng đoãng để cây phát triển điều ở cả 4 phía. Được dùng làm cây cảnh có giá trị cao.

Là một trong 4 loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng , lộc.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, có mùa hoa nhiều, kéo dài tươi lâu, đẹp bền thì cần tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp kỹ thuật về chọn cành giống, trồng ven bờ, tránh bóng râm che kín, không bón thúc bằng phân hóa học, nhất là phân đạm( kể cả nitơrat NO3-, sunphat…)

Nếu trồng trong bồn, trong chậu nên bón bằng hỗn hợp NPK hữu cơ vi sinh dùng cho hoa cảnh với hàm lượng N nhỏ hơn 10%, trộn với bột xỉ than, rắc trên mặt cho ngấm tự nhiên.

Có mấy loại lộc vừng và cách nhận biết

  1. Cây Chiếc hay Rau Vừng
  2. cây lộc vừng hoa đỏ,
  3. cây lộc vừng hoa chùm, hoa trắng.

Kỹ thuật trồng cây lộc vừng

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, có mùa hoa nhiều, kéo dài tươi lâu, đẹp bền thì cần tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp kỹ thuật về chọn cành giống, trồng ven bờ, tránh bóng râm che kín, không bón thúc bằng phân hóa học, nhất là phân đạm( kể cả nitơrat NO3-, sunphat…)

Nếu trồng trong bồn, trong chậu nên bón bằng hỗn hợp NPK hữu cơ vi sinh dùng cho hoa cảnh với hàm lượng N nhỏ hơn 10%, trộn với bột xỉ than, rắc trên mặt cho ngấm tự nhiên.

Hạt giống cây lộc vừng

Nhân giống cây lộc vừng theo 2 cách:

Nhân giống hữu tính: Lấy các hạt già đem ươm trong bầu như những loại cây giống khác. Hoặc đơn giản hơn lấy cát loại hạt to trộn với đất mùn tốt với tỷ lệ 4:1; cầu kỳ hơn thì lấy tro trấu trộn với xơ dừa tỷ lệ 1:1, lấy gạch quây từng ô đổ đất pha trộn vào rồi cắm hạt giống lộc vừng sâu cỡ 2-3 cm, tưới giữ ẩm thường xuyên, tỷ lệ nảy mầm sẽ cao.

Nhân giống vô tính (đảm bảo cây trồng có đặc tính giống với cây mẹ), bằng cách chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi. Chiết cành sẽ chắc ăn hơn, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm (tháng 11-12 bên Úc) khi lộc xuân đã chuyển sang cành bánh tẻ. Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân, vỏ dầy, dồi dào nhựa sống.

Bước 1: Khoanh bóc vỏ cành lộc vừng (độ dài vỏ gấp 1,5 – 1,8 lần đường kính của cành).

Bước 2: Cạo sạch tơ tại điểm khoanh vỏ rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới.

Bước 3: Bó bầu tại điểm khoanh cắt cành lộc vừng bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết.

Bước 4: Bọc bầu đất tại điểm chiết cành lộc vừng bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Chú ý:

Buộc chặt dưới, nới lỏng trên giúp giữ nước và thông khí, đồng thời tích đọng sương đêm hoặc nước bổ sung kích thích rễ mới phát sinh, nuôi dưỡng cành lộc vừng dễ dàng.

– Nếu cành la tán lá nặng cần néo phía trên bầu với thân (hoặc cành lớn gần đó) tránh gẫy gục cành ghép cây lộc vừng. Sau 2-3 tháng thấy rễ sơ cấp (rễ lớn) lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập thì cắt cành lộc vừng (dưới gốc bầu 3 – 5cm), hạ thổ.

– Tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ. Uốn tỉa từ khi cành còn non cho đến giai đoạn bánh tẻ.

– Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng (khoảng cuối hạ, đầu thu) cần thúc bằng NPK pha loãng tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều sẽ phun nụ dầy, hoa sai, tươi lâu, đẹp bền…

 

Nhân giống lộc vừng bằng cả 2 con đường: Hữu tính từ hạt đã “chín cây” và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh (thu mủ) khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi vào dịp tết trồng cây.

dễ nhân giống bằng con đường vô tính bằng cách: giâm cành vào mùa Thu hoặc Đông và chiết cành vào mùa Xuân – hạ hoặc hữu tính bằng cách: gieo quả đã chín. Cây Lộc Vừng thường sống nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Mã, sông Cả, sống ở khu vực ven các bờ nước (bản thủy sinh) hoặc nhiều ở các khu vực miền đồng bằng.

Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn:

Thông thường lộc vừng mỗi năm ra hoa 2 vụ, vào các tháng 6 – 7 và 10 – 11 âm lịch (Việt Nam). Lộc vừng ưa nước nên dễ chăm sóc, có thể bắt lộc vừng nở hoa theo ý muốn vào dịp Tết.

Ngoài việc chăm bón đủ chất để ra nhiều hoa, cần phải tạo ra một bước đột biến về sinh lý cho cây. Nghĩa là phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất, với bí quyết: tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm. Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo lá rụng hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Địa chỉ bán cây giống lộc vừng

Cây Lộc vừng được người chơi cây cảnh ưa thích vì cây sống lâu năm, dễ tạo thế, chịu cắt tỉa, thân gỗ, cho hoa đẹp. Cây Lộc vừng con được nhân giống theo phương pháp ươm hạt, các hạt giống được tuyển chọn cẩn thận, các cây giống được ươm trong túi bầu để đảm bảo bỗ rễ khỏe mạnh giúp cây phát triển tốt với bộ rễ đẹp.
Cây Lộc vừng con giống với đặc điểm cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao, dễ chăm sóc không mất nhiều công sức và thời gian.
Cây thay lá vào mùa đông, ra hoa vào thời gian cuối xuân đầu hè. Cây lộc vừng hoa đỏ còn gọi là lộc vừng đỏ. Chiều cao cây Lộc vừng con giống có chiều cao 40-60cm. Giá cả hợp lý khi lấy số lượng lớn.

Nhưng loài lộc vừng lá dài thường cho hoa lâu hơn các loại lá tròn do đó các bạn nên lưu ý khi chọn giống cây lộc vừng nhé !

Giống cây lộc vừng
Cây lộc vừng con

Giá bán cây giống lộc vừng hoa đỏ

Giống cây lộc vừng giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào kích thước của cây:

  • Cây giống nhỏ giá khoảng 30k
  • Cây đang có hoa cao khoảng 60cm giá khoảng 200k

Cây cổ thụ cao khoảng 2m – 2,5m có giá khoảng 8-10 triệu/cây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.